Châu Vũ Bảo Uyên
Nhạc Kịch là một hình thức văn nghệ đã có lâu đời của nghành giải trí và rất phổ biến trên thế giới – nhất là các nước ở Phương Tây, Châu Âu, và người Việt Nam chúng ta nói riêng. Tuy nhiên, khi ra đến hải ngoại thì bộ môn kịch nói không được phổ biến để trình diễn, để đi shows “live” trên sân khấu mà chúng ta thường coi kịch và nhạc từ video tape hoặc DVD khi đã được dàn dựng và quay hình lại. Nhưng lần này tại Atlanta, GA, cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta đã lần đầu tiên được coi “live” một lượt diễn duy nhất show nhạc kịch Đi Để Trở Về. Một xuất diễn thực tế trên sân khấu Dream Hall là một sân khấu sang trọng bật nhất Atl, GA hiện nay.
Đi Để Trở Về được dàn dựng, thực hiện, và diễn xuất từ các anh chị em – những bạn trẻ có tài năng và đam mê với âm nhạc, với sân khấu; họ là những người sinh sống tại Atlanta, GA. Show diễn đã để lại trong lòng khán giả là những người thưởng ngoạn và giới yêu nghệ thuật tại Atlanta những ấn tượng buồn, vui, thương, ghét … hoặc một chút tức tức là những giai điệu và là những cung bậc cảm xúc khác nhau khi giới thưởng ngoạn nhìn thấy những nụ cười ở cuối xuất diễn rạng rỡ ngự trị trên gương mặt của tất cả những người đã góp phần từ công sức, thời gian, và tài năng để cùng làm chương trình Đi Để Trở Về này; như một cái thở phào nhẹ nhỏm và biết ơn vì lượng khán giả hiện diện ở khán phòng suốt đêm diễn hôm ấy!
Tối ngày 16 tháng 11 năm 2024, tại Dream Hall, chương trình Ca Nhạc Kịch Đi Để Trở Về & Dạ Vũ Tình Yêu chính thức diễn ra với mong muốn đem đến cho quý đồng hương một món ăn tinh thần mới về một dạng nghệ thuật ca nhạc kịch tại Atlanta. Chương trình được tổ chức bởi VSAM 1040 và tài trợ bởi Elite Real Estate Advisor của Tài Nguyễn.
Với khán giả Việt, chưa nhiều người được tiếp xúc, hiểu biết và có cơ hội thưởng thức những tác phẩm nhạc kịch, thậm chí còn có những nhầm lẫn giữa nhạc kịch với Opera, Kịch múa … Nhạc kịch là một trong những thể loại nghệ thuật biểu diễn tổng hợp nhiều yếu tố như âm nhạc, lời thoại, diễn xuất và ngôn ngữ hình thể, nhảy múa … hợp thành một thể thống nhất để kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh. Ở đây có nghệ thuật diễn kịch, ca hát, nhảy múa, đòi hỏi kỹ thuật sân khấu rất cao, sao cho thông qua từng câu chữ, âm nhạc và động tác mà diễn viên thể hiện, khán giả có thể cảm nhận được nội dung và biểu cảm của tác phẩm, đồng thời cũng là điểm đầy hấp dẫn nếu tập thể nghệ sĩ thực hiện tốt, hài hòa được giữa các yếu tố đó để truyền tải được nhiều cung bậc cảm xúc chân thật nhất đến khán giả. Người nghệ sĩ biểu diễn vì thế cũng cần tới rất nhiều kỹ năng đặc biệt mới có thể đảm nhận được vai diễn. Thêm nữa, thông thường nhạc kịch có dàn nhạc giao hưởng trình diễn – nguyên yếu tố này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhạc kịch đòi hỏi kinh phí đầu tư dàn dựng cao, đòi hỏi một không gian nghệ thuật để biểu diễn đúng chuẩn nhà hát và cũng đòi hỏi khán giả phải có những hiểu biết nhất định về nội dung, về tác phẩm, cách thức trình diễn. Có lẽ, đây cũng là lý do khiến nhạc kịch chưa thực sự được phổ biến ở Việt Nam.
Phần nhiều, những vở được gọi là nhạc kịch của chúng ta có thể là theo phong cách nhạc kịch Broadway. Nhạc kịch Broadway là một hình thức biểu diễn nhạc kịch theo cung cách mới, xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX tại Mỹ và Anh, sau đó được lan tỏa ra các nước khác. Đây là hình thức nhạc kịch mới, kế thừa nhạc kịch cổ điển châu Âu với sự kết hợp của âm nhạc đại chúng, nhảy múa và phong cách diễn xuất tương tác với khán giả.
Đáng mừng là xu hướng sử dụng hình thức nhạc kịch để phản ánh hiện thực của xã hội Việt Nam, dùng một số nghệ thuật múa dân gian, dân tộc Việt Nam, khai thác nguồn âm nhạc Việt đã được chú ý tới trong một số tác phẩm gần đây. Đây là con đường mà nhiều đạo diễn, biên đạo tâm huyết với thể loại này mong muốn thực hiện. Như Biên Tập Emily Trần từng tâm sự thì, ban đầu chị định chuyển ngữ những vở nhạc kịch nỗi tiếng của thế giới để dựng cho khán giả Việt như các vở Chicago, Highschool Musical; nhưng sau đó chị cũng đã hướng tới những kịch bản do chính người Việt viết về những câu chuyện của xã hội Việt, của kho tàng văn hóa Việt … sử dụng nhiều nhất có thể những chất liệu từ múa, âm nhạc, phục trang … để gần gũi hơn, khiến khán giả dễ cảm nhận hơn thể loại nghệ thuật mới là nhạc kịch. Ước vọng đó của chị cũng là ước mong của những nghệ sĩ Atlanta; từ đó Emily Trần đã kết hợp với biên kịch Thiên Thư và đạo diễn Đức Thịnh để dàn dựng nên The Show of Melodies 2 Đi Để Trở Về & Dạ Vũ Tình Yêu được ra đời.
Đáng mừng là xu hướng sử dụng hình thức nhạc kịch để phản ánh hiện thực của xã hội Việt Nam, dùng một số nghệ thuật múa dân gian, dân tộc Việt Nam, khai thác nguồn âm nhạc Việt đã được chú ý tới trong một số tác phẩm gần đây. Đây là con đường mà nhiều đạo diễn, biên đạo tâm huyết với thể loại này mong muốn thực hiện. Nhạc sĩ Mạnh Quân đã khai thác khá tốt âm nhạc, từng bài hát có những nhịp điệu và ca từ rất phù hợp với chủ đề của đêm diễn. Một điều rất rõ ràng là, không thể lấy một kịch bản sân khấu rồi viết nhạc, viết ca khúc là có thể trở thành một kịch bản nhạc kịch. Bởi vì nhạc kịch, thì yếu tố âm nhạc chiếm tới 80% sự thành công. Thêm nữa, cái khó nhất của nhạc kịch chính là đối thoại cũng phải mang chất âm nhạc, điều rất khó với ngôn ngữ chúng ta, và cơ sở vật chất của rạp biểu diễn không đáp ứng được yêu cầu khá cao của hình thức nhạc kịch vốn đòi hỏi yếu tố ánh sáng, âm thanh, kỹ thuật phụ trợ khác phải thật hiện đại mới gây được hiệu ứng cần thiết đối với khán giả.
Tuy nhiên, phải khẳng định, đây là một trong những xu hướng rất tích cực để thay đổi nghệ thuật biểu diễn, tăng thêm sức hấp dẫn cho sàn diễn. Như ý kiến của một số nhà báo, người hoạt động nghệ thuật thì, nhạc kịch do người Việt sáng tác, biểu diễn đã bước đầu được công chúng đón nhận, mang lại không khí sáng tạo mới cho sân khấu kịch và nhạc kịch, là sự kích thích và sáng kiến, ý hướng của sự sáng tạo cho các nghệ sĩ của chúng ta. Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả, nhất là khán giả trẻ dành cho The Show of Melodies 2 Đi Để Trở Về, một tác phẩm nhạc kịch có tính nghệ thuật, nhưng vẫn giàu tính giải trí tỏ ra rất phù hợp với xu thế thưởng thức nghệ thuật chung, giúp nhạc kịch đang dần có vị trí xứng đáng trong lòng công chúng. Sự tiếp nhận tích cực này là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nhạc kịch Việt tại Atlanta, GA.
Với hướng tin tưởng vào sự tâm huyết của đội ngũ nghệ sĩ, được sự hưởng ứng của công chúng, để khẳng định, đây là một trong những xu hướng rất tích cực để thay đổi nghệ thuật biểu diễn, tăng thêm sức hấp dẫn cho sàn diễn. Như ý kiến của một số nhà báo, người hoạt động nghệ thuật thì, nhạc kịch do người Việt sáng tác, biểu diễn đã bước đầu được công chúng đón nhận, mang lại không khí sáng tạo mới cho sân khấu kịch tại hải ngoại.
The Show of Melodies 2 Đi Để Trở Về & Dạ Vũ Tình Yêu là sự kết hợp giữa kịch nói và âm nhạc đã tạo nên một đêm nghệ thuật đa chiều, đầy cảm xúc qua từng lời thoại, được thể hiện từng nét trên gương mặt một cách nhập vai mà không phải “diễn xuất” của các ca sĩ, diễn viên như Đức Thịnh, Tiến Minh, Hồ Quang Lộc, Mạnh Quân, Khai Nguyên, Vũ Thu Trang, Hoàng Vy, Vincent Lương, Phương Uyên, Lan Phương, Kha Đặng, Guitarist Kim Chung, One Man Band Hoàng Ân, DJ David & DJ CYQFLO cùng sự góp mặt đặc biệt của hai ngôi sao ca nhạc Hồ Lệ Thu và Lương Tùng Quang đã tạo nên một bữa tiệc âm nhạc & kịch nói đầy sắc màu.
Những khoảnh khắc đáng nhớ của đêm diễn đã được ghi lại một cách sống động qua ống kính của NAG Long Hà và được truyền trực tiếp trên Đài VSAM 1040, giúp cho những khán giả không thể có mặt tại buổi biểu diễn vẫn có thể tận hưởng trọn vẹn chương trình.
Chương trình Ca Nhạc Kịch Đi Để Trở Về & Dạ Vũ Tình Yêu đã đón nhận sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng người Việt tại Atlanta. Sự hiện diện đông đảo của khán giả đã tạo nên một không khí ấm cúng và thân thiện, tiếp thêm động lực cho chúng tôi thực hiện thêm những vở diễn đặc sắc hơn & đầy ý nghĩa hơn nữa.
Qua đây, Emily Trần xin mượn Vietlifestyles Magazine cho Emily được thay mặt cho VSAM 1040 & Nhóm The Show of Melodies xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý khán giả đã luôn đồng hành và ủng hộ.