0 0
Read Time:9 Minute, 33 Second

Trần Phú Đa Georgia

Ngày còn cắp sách vở đến trường tôi yêu màu trắng, màu trinh nguyên của tuổi học trò.  Trong chiếc áo sơ mi trắng tinh mẹ mới may cho khi cánh phượng cuối mùa còn treo lẳng lơ trên cành, tôi thơ thẩn ngắm nhìn tà áo nữ sinh tinh khôi bay bay trong nắng chiều vừa tắt, một thời tinh nghịch phá phách làm buồn lòng thầy cô nhưng để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong tôi.



Khi ra trường tiếp cận với bao bon chen trong xã hội, trong muôn màu mà cuộc đời đang khoát lên, tôi vẫn yêu màu trắng như bụi phấn rơi trên tóc thầy cô ngày ấy… và màu áo trắng hôm nay đã đem lại sự sống cho biết bao con người, từng ngày họ âm thầm gắn đời mình với bệnh nhân, đem hết lòng yêu thương để chăm sóc người bệnh, thật đáng yêu đáng trân quý biết bao, đó là những bác sĩ, lương y mà tôi đã gặp trong đó có hình ảnh một vị bác sĩ người Việt đã và đang tận tâm phục vụ cho đồng hương  ở gần thành phố tôi đang sống.

Đi trong tiết trời vào Thu, Georgia cao nguyên Đông Nam Hoa Kỳ trở  nên dịu mát. Theo lời hẹn tôi đến văn phòng Bác sĩ gia đình Tran Medical Clinic PC Trung Tran, MD tọa lạc tại số 605 Beaver Ruin Road Suite C thành phố Liburn GA 30047.

Mới có 8:30 sáng mà ở phòng khách bà con đồng hương đã đến ngồi đợi tới lượt mình thăm khám khá đông. Cô y tá giúp việc ngồi ở quày giao tiếp đang dán mắt vào màn hình vi tính để cập nhật thông tin và nhanh nhẹn trả lời quý cô chú bác đang cần tư vấn về sức khỏe liên tục gọi tới. Tranh thủ đầu giờ làm việc tôi đã vào gặp trực tiếp vị bác sĩ trẻ mà quý đồng hương thường gọi với cái tên thân mật “ Bác sĩ gia đình tôi “ để tìm hiểu thêm những lời đồn đoán thực hư thế nào.

Chờ 5 phút cửa phòng mở, một thanh niên tầm vóc trung bình mặc chiếc áo Blouse trắng xuất hiện với nụ cười thật tươi. Sau vài câu xã giao anh tự giới thiệu về mình.
Bác sĩ Trần Trung sinh ra và lớn lên tại huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An Việt Nam, qua Mỹ định cư cùng gia đình với ba má và một người chị gái theo diện đoàn tụ. Lúc ấy Trung mới vừa tròn 19 tuổi, tới một đất nước xa lạ, xa lạ cả văn hóa, đời sống lẫn phong cách ứng xử. Gia đình đến đây như bao đồng hương khác vừa bỡ ngỡ vừa gặp khó khăn nên Trần Trung phải vừa đi học vừa đi làm để phụ giúp gia đình và trang trải cho việc học hành. Sau 5 năm miệt mài học nói, học viết, học chuyên môn nhờ vào sự động viên của gia đình cùng với sự tận tụy vật lộn với con chữ của bản thân mong sau này sẽ giúp ích cho xã hội đang cưu mang mình, anh đã ra trường đạt thứ hạng cao với mảnh bằng kỹ sư hóa chất (Bachelor of Science Chemistry, highest honor Summa Cumlaude).

 Sau đó vào năm 1998 Trần Trung lại tiếp tục theo học một chuyên ngành khác tại Đại học Georgia State University với khát vọng vươn lên bằng sự tự tin và chăm chỉ. Tiểu bang Georgia không lạnh nhưng đôi lúc đôi khi cũng có tuyết rơi và mưa gió, tuy vậy anh vẫn đều đặn theo học đến cùng để đến năm 2002 Trần Trung lại tốt nghiệp y khoa ở Medical College of Georgia. Sau đó, anh về thành phố Atlanta thực tập nội khoa tổng quát (General Internal Medicine Residency) tại Bệnh viện Atlanta Medical Center. Hoàn thành khóa học Trần Trung nhận bằng Bác sĩ và về làm Bác sĩ gia đình cho Emory Healthcare system trong hai năm 2005-2006. Cuối năm 2006 anh phục vụ cho Department of Veterans Affairs healthcare Atlanta GA, chăm sóc và điều trị cho những Cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Theo Bác sĩ Trần Trung cho biết thì qua những năm phục vụ trong ngành y sau khi mãn khóa học, phần lớn anh trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ. Một thời gian anh làm part time cho một văn phòng bác sĩ gia đình người Việt, nhiều lần gặp gỡ tiếp xúc với bệnh nhân trong đó có rất nhiều cô chú lớn tuổi chỉ thông thạo tiếng Việt nên dần dần anh suy nghĩ mình đã học hành được cho đến ngày hôm nay ngoài gia đình động viên ủng hộ thì bà con đồng hương người Việt mình luôn yêu mến giúp đỡ nên cần phải làm những gì mình biết để phục vụ cho bà con an tâm khi sức khỏe có vấn đề. Theo anh thì phòng khám bệnh có nói tiếng Việt ở tiểu bang không đáp ứng đủ nhu cầu của bà con, quý cô chú lớn tuổi, nên khi đi khám bệnh họ phải chờ đợi lâu và khó khăn trong giao tiếp khi muốn trình bày nguyên do từng căn bệnh, thấu hiểu mọi vấn đề. Đó là lý do khiến Trần Trung quyết định mở văn phòng Bác sĩ gia đình riêng để có cơ hội tiếp xúc lắng nghe và tư vấn giúp đỡ cho bà con đồng hương mình, và địa chỉ chăm sóc sức khỏe Tran Medicial PC Trung Tran, MD hình thành từ dạo đó.

Quan sát một lượt các phòng khám và nơi làm việc của nhân viên tôi hỏi:

– Làm thế nào để bà con đồng hương biết mà đến đây khám bệnh đông như vậy?

Bằng giọng từ tốn và nhỏ nhẹ, bác sĩ Trần Trung cho hay:

-Em rất biết ơn bà con cô bác đã tin yêu mà đến ủng hộ, văn phòng em đông khách không phải qua quảng cáo mà phần lớn bà con đến đây khám rồi truyền miệng với nhau. Em theo đạo Phật nên tin có nhân quả, quả chín ngon ngọt nhờ vào tâm đức của mình. Em luôn cố gắng vận dụng những điều mình đã học và hiểu biết được để phục vụ bà con mỗi ngày một tốt hơn, nhất là thực hiện y đức, y đạo của người bác sĩ. Văn phòng em có gần cả chục người kể cả quản lý và nhân viên, các em làm việc ở đây còn rất trẻ, thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên việc giao tiếp rất tốt. Em luôn nhắc nhở các em phải chú tâm vào công việc nhất là phải lễ phép với các vị cao niên, ân cần niềm nở và nhỏ nhẹ với bệnh nhân, sẵn sàng trả lời những thắc mắc của bà con cô bác nhất là trả kết quả xét nghiệm một cách nhanh chóng. Niềm vui lớn nhất của người bác sĩ nói chung và riêng văn phòng của em nói riêng là chẩn đoán bệnh chính xác, kê đơn đúng phát đồ điều trị để bà con mình có một sức khỏe tốt.

– Trong quá trình khám và điều trị bệnh có ai khen chê gì không thưa bác sĩ? Tôi hỏi thêm.

Không chút đắn đo do dự, Trần Trung bộc bạch:

– Ở đời này như anh biết đó việc khen chê là lẽ thường tình thế nhưng may mắn thay em luôn nhận được những lời góp ý chân tình từ quý đồng hương trong cộng đồng, bà con thương yêu nhiều lắm anh.

Hỏi để biết thôi chứ trước khi đến đây tôi đã gặp nhiều cô bác đến khám bệnh hầu hết đều tin tưởng và khen ngợi tinh thần cũng như thái độ làm việc của nhân viên đặc biệt là sự tận tâm phục vụ của vị bác sĩ trẻ này. Trần Trung luôn đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc trong suốt thời gian hành nghề y của mình, phương châm làm việc là tận tụy, chu đáo, lưu giữ đầy đủ thông tin, không để cho bất cứ bệnh nhân nào đến khám mà phải chờ đợi lâu.

Quay lại việc học hành rồi chọn nghề tôi hỏi:
– Nghe nói Trung tốt nghiệp kỹ sư hóa loại giỏi vậy sao không bước tiếp mà lại sang sông vậy?

Vẫn nụ cười thân thiện, đôi mắt sáng đầy cương nghị vị bác sĩ trẻ này cho biết:
-Hồi mới qua định cư em thầm nghĩ học kỹ sư ra trường công việc sẽ tốt hơn nhưng không hiểu sao nhìn ba má càng ngày càng lớn tuổi đau ốm không buông tha nhất là ở một đất nước văn minh ngành y khoa đang phát triển sao mình không chọn con đường này để chăm sóc cho người làm đẹp cho đời. Bởi cuộc sống này vô thường và lắm bệnh tật, từ đó em quyết tâm theo đuổi ngành y và rồi nghề đã chọn em chứ không phải em chọn nghề.

Thật vậy, qua tìm hiểu cho thấy từ khi văn phòng Bác sĩ gia đình này khai trương cho đến hôm nay tuy thời gian chưa dài nhưng số bà con cô bác đến thăm khám mỗi ngày một đông. Bác sĩ Trần Trung ngày nào cũng làm việc ở văn phòng từ sáng sớm cho đến tối mịt mới về đến nhà. Anh ân cần nói chuyện thăm hỏi từng bệnh nhân như người trong một gia đình, ai một lần đến đây để khám bệnh đều rất hài lòng nên việc giới thiệu bà con người thân, bạn bè đến khám tại văn phòng bác sĩ gia đình này đó là việc đương nhiên.

Bác sĩ trẻ Trần Trung đã có gia đình, Thủy là vợ cũng rất đảm đang, vừa đi làm nghề thẩm mỹ, vừa chăm sóc con và cũng thường ra văn phòng phụ giúp chồng trong một vài công việc, gia đình nhỏ này đầy ắp tiếng nói cười, ba người con của hai vợ chồng bác sĩ Trần Trung đều chăm ngoan và học giỏi.

Sáng cuối tuần này ở Georgia đã sang Thu và nhiệt độ xuống thấp. Văn phòng bác sĩ Trần Trung đã và đang tổ chức tiêm vacine cúm mùa cho bà con. Ở đây còn tiêm các loại vacine Viêm gan siêu vi B, bệnh giời leo, viêm phổi… Vì phải thăm khám cho bệnh nhân đúng giờ theo lịch hẹn, Trần Trung vui vẻ bắt tay tôi để qua phòng khám, mọi người đang tất bật với công việc chuyên môn, tôi chào ra về trong lòng thấy vui vui vì có thêm một người Việt luôn tận tụy vì người Việt.                                                                

Georgia đầu tháng 10/23
TPĐ

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post Thiện Viện Huyền Không Tiệc chay gây quỹ xây dựng Đại Bi Bảo Hùng Điện
Next post Hành trình giúp đời của chị Kim Hạnh Cựu chủ tịch Cộng đồng Việt Nam ở Georgia

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.