0 0
Read Time:6 Minute, 8 Second

THOA NGUYỄN

Quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam là Tết Nguyên đán, còn có nhiều tên gọi khác nhau :Tết âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền v.v…
Tết Nguyên đán của mỗi nước đều có đặc trưng riêng của nó và đây cũng là cái Tết quan trọng của mỗi người dân mỗi nước.
Từ xa xưa Tết Nguyên đán đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, được thể hiện nhiều phương cách như: chúc Tết, lì xì, đặc biệt phong tục có dán câu đối Tết, đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Phong tục đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, dù có đi xa đến đâu, trong nước hay ngoài nước thì mỗi dịp Tết đến cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng ông bà, cha mẹ, anh chị em, trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, giữ gìn truyền thống uống nước phải nhớ nguồn.
Đã trải qua nhiều thế hệ, Tết Việt vẫn giữ được truyền thống, vẫn là ngày Tết quan trọng nhất, ấm áp nhất, đầy đủ nhất của dân tộc, Xuân về,Tết đến được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tất cả mọi thế hệ được lưu truyền tới mãi mai sau.
Người Việt Nam luôn có quan niệm, Tết Nguyên đán sẽ xua đuổi đi những điều không may mắn của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới, vì đây là thời điểm thích hợp để nhiều người mở đầu công việc cho năm và khởi nghiệp nhờ vào vận may.
Theo quan niệm xa xưa, vào dịp Tết Nguyên đán, ông bà tổ tiên sẽ về ăn Tết cùng con cháu trong ba ngày Tết và
để phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, ăn nên làm ra.
Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến, mọi người thường rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp đến.
Dip Tết Nguyên đán cũng là thời gian con cháu tạ ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất, bằng những món quà dành biếu cho ngày Tết.
Tết Nguyên đán là một sinh hoạt văn hóa, lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại, trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên đán mãi là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Để được thong thả, thoải mái, khoảng trước Tết 2 đến 3 tháng nhiều người đã lo đi mua sắm quần áo mới cho cả nhà, vì thời điểm này hàng mới về, nhiều quần áo đẹp, giá chưa bị đẩy lên.

Đúng ngày 23 âm lịch là ngày đưa ông Táo về trời, nhà nào cũng phải lau chùi bàn thờ cho thật sạch, nấu ăn xong hết, bếp tắt lửa, mới bắt đầu dâng đĩa trái cây, một bình bông, đĩa kẹo thèo lèo, bánh mứt đủ loại, giấy tiền vàng bạc, tàu bay ngựa chạy, một con cá lóc nướng, một con cá chép đang bơi lội trong bình thủy tinh, cúng xong đem cá chép ra sông thả, truyền thuyết là đưa ông táo đi cho nhanh, trình tấu cho lẹ.
Đa số gia đình nào cũng chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa như:
-Mua chổi lông gà cây dài quét màng nhện, lau quạt máy, lau bóng đèn, bóng nào mờ là thay mới hết, sơn lại nhà cửa, sơn lại mặt tiền cho sáng sủa để đón một cái Tết mới mẻ.
-Mua nhang đèn, mua trái cây cúng bàn thờ ông bà cha mẹ (các loại trái cây để lâu được như (bưởi, dưa hấu, măng cụt còn xanh v.v…) để được qua 3 ngày Tết.

  • Mua các mặt hàng cần thiết trước, như các thực phẩm khô, để được lâu.
  • Mua củ kiệu, tôm khô, dưa món, dưa hành, còn ba ngày trước Tết mua thịt nạc đùi về kho trứng, mua chân giò nấu măng lưỡi lợn, tôm càng kho tàu, khổ qua nhồi thịt, giò chả các loại.
  • Mua lá, dây lạc buộc, mua nếp cái hoa vàng, đậu xanh, thịt ba rọi để chuẩn bị gói bánh chưng, canh nấu cho kịp 11 giờ vớt bánh ra ép cho không bị thấm nước vào bánh, để lâu bánh dễ hư, thế là xong, không để kéo dài quá 12 giờ đêm.
  • Đi chợ đêm mua một cây mai, cây đào, lựa thật kỹ, cây nào để đến sáng mồng 1 Tết phải nở nhiều hoa dù mắc cũng mua, một cây tắc trĩu quả rồi đến chợ hoa mua bông vạn thọ cúng bàn thờ ông Thần tài, ông Táo, mua bông cúc vàng, trắng, đỏ, hồng cúng bàn thờ Phật thích ca và cúng ông bà cha mẹ.

Ổng bà thường nói: Cúng sang canh (cúng ngoài trời đêm giao thừa) phải có mâm trái cây: Cầu vừa đủ xài, nên phải mua cho được một trái mãng cầu xiêm to mà vuông vức, một trái dừa tròn trịa, một trái đu đủ to đẹp, một trái xoài cát hoà lộc lớn còn xanh, thêm vào một chùm sung xanh còn cành lá mới hái, trà nước, bánh mứt, nói chung là đầy đủ cho một bàn cúng đêm giao thừa cho hên cả năm.

Ông bà còn dặn con cháu, làm tất cả mọi việc trước Tết, đến ba ngày Tết không được làm gì chỉ ăn với chơi,tiếp khách đến nhà chúc Tết ông bà, mời ăn uống, khách về dọn để vào thau đậy lại không được rửa, không được quét nhà, đến chiều mồng ba Tết mới được làm, nhà nào còn ông bà thì phải làm theo không dám cãi.

Chỉ có ba ngày Tết mà lo toan đủ thứ, hết ba ngày mệt nhoài, nghỉ ngơi mấy ngày rồi lại tiếp tục đi làm kiếm tiền, lo cho Tết năm sau, người lớn thì mệt còn trẻ em mừng rỡ vì chúng được nghỉ học, mặc quần áo mới,được lì xì, được đi chơi, được tha hồ ăn bánh kẹo mà chúng thích, ngày thường bị cấm không cho ăn nhiều như ngày Tết, nên lúc nào chúng cũng mong đến Tết.

Thật lòng mà nói, Tết là lo toan cực lắm, nhưng cảm thấy rất vui vì đi ra, đi vào chợ không biết bao nhiêu lần, chợ rất đông, gặp người quen đứng tám chuyện, hỏi thăm nhau nhà chị mua sắm xong chưa? năm nay có gói bánh chưng không? ông bà khỏe không? thưởngTết nhiều không? nghỉ được mấy ngày v.v….

Đó là một phong tục đã có từ ngàn đời,giờ đây vẫn còn lưu truyền lại cho con cháu đời sau.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post Rồng
Next post Dạ tiệc hội ngộ và tri ân

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.