0 0
Read Time:15 Minute, 24 Second

CHÂU VŨ BẢO UYÊN


Trong không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đầy đủ về vật chất và tinh thần có một thú vui mà có lẽ bất cứ ai, từ già đến trẻ đều rất thích, đó là đi chợ Tết.
Chợ Tết là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui hơn, tấp nập hơn và cũng hối hả hơn vì ai ai cũng bận rộn trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, hoàn thành những công việc còn tồn đọng lại của những ngày cuối cùng của năm trước khi bước sang năm mới.


Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải chỉ để “có cái ăn” mà đó là thói quen. Và cái tập tục này đã “làm dậy lên” rộn ràng cái không khí của những ngày lễ hội. Chợ Tết ở Việt Nam thường được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Ở hải ngoại thì trong chợ Tết vẫn được bày bán ở bên trong các siêu thị; chợ vẫn bày bán những món hàng thường nhật, nhưng thời điểm gần Tết này thì tất cả những “món ngon vật lạ” đều được đem bày bán; phần lớn những món ngon vật lạ này được nhập khẩu từ Việt Nam, hoặc các nước Châu Á lân cận. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua sắm với những mặt hàng nặng trĩu giỏ xe.
Trong những mảng màu của Tết, bên cạnh những “bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thì ký ức về chợ Tết dường như là vùng hoài niệm rất khó quên. Vì vậy, dù hòa mình trong nhịp sống của đời sống kỹ thuật số hiện đại, đầy đủ những phiên chợ Tết online, nhưng nhiều người vẫn da diết nhớ và quyến luyến những hình ảnh của phiên chợ ngày Tết xưa, đẹp như thơ trong bài thơ “Chợ Tết” của thi sĩ Đoàn Văn Cừ:
“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”…


Nhà văn Vũ Bằng, trong cuốn “Thương nhớ mười hai” đã mô tả một cảnh chợ Tết xưa bằng những dòng thật sinh động: “Đất thì lầy lội, người thì đông, chen chúc xô đẩy ồn ào, mình mệt đứt hơi mà cứ phải đi theo xách làn mây lẽo đẽo, lắm lúc muốn thở hắt ra đi về. Nhưng nghĩ thế mà thôi, chứ chợ Tết có một sức hấp dẫn kỳ lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, để xem thiên hạ mua bán, để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, để đi xem… chợ Tết”.
Xưa, để chuẩn bị cho Tết, người ta phải tích cóp, dành dụm cả năm trời. Phiên chợ Tết thường diễn ra từ 25 đến 30 tháng Chạp, nhưng bắt đầu 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo, các bà, các mẹ đã lo dọn dẹp bàn thờ, bày biện và mua sắm vật dụng, thực phẩm. Còn đám trẻ – niềm vui lớn nhất vào những ngày giáp Tết là sẽ được theo chân ba mẹ đi chợ hoa để mua hoa, mua tắc, mua quýt, … về chưng những ngày Tết.
Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, lá chuối, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.
Chợ Tết hôm nay cũng vẫn là chợ Tết xưa. Cũng đông vui và đầy ắp mọi thứ. Nhưng cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ Tết bây giờ đa dạng, tiện lợi, hiện đại và “Tây” hơn nhiều, khi chúng ta; những người Việt Nam xa xứ và đang sinh sống khắp nơi trên thế giới. Chợ Tết dân tộc cũng được bày biện, bán buôn trong các siêu thị cao cấp, sạch sẽ.


Chợ Tết ngày nay thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, mua quà biếu Tết, để dâng lễ, cúng bái trên trước và tổ tiên như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài… Tất cả những phiên chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
Chợ ngày Tết còn bày bán các loại quà biếu Tết để gia chủ mua về chưng Tết hay người có nhu cầu tặng, biếu ông bà, cha mẹ hay cấp trên, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng… Các loại quà Tết cũng rất đa dạng, từ giỏ quà Tết, hộp quà Tết đến túi quà Tết, mỗi loại lại có nhiều kiểu cách đóng gói, đa dạng chủng loại sản phẩm và mức giá khác nhau. Nhưng các món được chọn cho món quà biếu Tết thường là trà, rượu, bánh, mứt hay hạt dưa, hoa quả…


Chợ Tết nay không chỉ gói gọn trong các khu chợ, những địa điểm nhất định mà đã tỏa ra mọi ngóc ngách của cuộc sống trong sự phát triển của công nghệ thông tin và các dạng thức dịch vụ. Việc chuẩn bị Tết cũng trở nên dễ dàng hơn, cần một tiếng ra chợ hay vào siêu thị là có đủ cho một cái Tết. Gần như tất cả đã được làm sẵn nên người ta không phải lụi cụi vất vả chuẩn bị Tết như xưa. Rất nhiều mặt hàng từ quần áo đến các loại bánh kẹo, thực phẩm đóng gói, giò chả, bánh chưng nấu sẵn, các loại đồ khô như măng miến, nấm hương, mộc nhĩ… đã được bày bán la liệt khắp các chợ; nhất là các chợ từ chuỗi siêu thị Hongkong Supermarket và City Farmers Market; dưới sự hướng dẫn, tổ chức, và điều hành của Tổng Giám Đốc Bình Võ; và dưới sự tiếp thị, sắp xếp và quản lý trực tiếp của những “phó tướng” Jenny Võ, Tom Diệp, và đội ngũ các quản lý viên – managers – đắc lực của anh Bình Võ. Anh Bình Võ, cùng đội ngũ managers, đã làm hết sức mình như một “trách nhiệm và bổn phận” của mình để cung cấp, cập nhật những sản phẩm, mặt hàng mới nhất, những mặt hàng được thịnh hành nhất, được ưa chuộng nhất từ trong nước, với giá cả phải chăng và rẻ nhất để phục vụ cho bà con người Việt chúng ta, là những quý đồng hương cùng dòng máu “con Rồng cháu Tiên” tại hải ngoại, xứ người này.
Đi chợ Tết với đầy đủ những mặt hàng Tết là sự tiện lợi “one stop shop” để giúp cho bà con đồng hương chúng ta không phải lo lắng nhiều; và cũng có thể đợi đến phút chót “last minutes” để đi chợ vào những ngày 27, 28 Tết. Vì ra chợ một vòng chợ đã có thể mua đầy đủ đồ cho ba ngày Tết.
Không phải nấu nướng hay sửa soạn công phu nên thời gian chuẩn bị trong những ngày giáp Tết cũng được rút ngắn rất nhiều. Nhiều người tranh thủ nghỉ ngơi, đủng đỉnh lo công việc cơ quan có khi đến ngày ba mươi mới ra chợ hoặc siêu thị. Thậm chí, thay vì ra chợ chen chúc, chật chội, tắc nghẽn vì xếp hàng kéo dài; thì vài năm gần đây, các bà nội trợ chỉ ngồi nhà vẫn có thể mua sắm đầy đủ các loại đặc sản, thực phẩm, vật dụng cho ngày Tết ở các chợ Tết online.


Có thể đâu đó vẫn còn có những băn khoăn giữa Tết truyền thống và hiện đại bởi những khoảng cách thế hệ, nhưng sự đan cài đó cũng như là một cách thức để mỗi người có một cái Tết trọn vẹn theo cách của riêng mình. Bởi Tết là một phần của văn hóa của dân tộc, gắn liền với bao thăng trầm lịch sử của đất nước. Đi chợ Tết là một phong tục gắn liền bao đời với người dân ta và chợ ngày Tết luôn được đón chờ, luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.
Nhân dịp chuỗi chợ City Farmers Market tròn 5 năm phục vụ đồng hương Việt Nam ở GA, ký giả Vietlifestyle đã ghé qua chung vui với gia đình của chuỗi chợ City Farmers Market; và cũng được phép trò chuyện, cũng như lắng nghe những tâm tình, những câu chuyện từ tấm lòng của anh Bình Võ, mà bấy lâu nay anh chưa bao giờ nhận tiếp đón hoặc trả lời phỏng vấn cũng như tiết lộ những câu chuyện này với bất cứ báo chí hoặc truyền hình, từ ngành truyền thông nào, dù đó là đại điện của CNN, hoặc Atlanta Journal Constitution. Vậy mà anh đã rất vui vẻ, hoà đồng một cách gần gũi, thân thiện với Bảo Uyên là đại diện cho nguyệt san Vietlifestyle tại GA.


“Những ngày gần đến, không chỉ bà con người Việt mình mà tất cả những người từ những sắc dân khác sẽ nhìn thấy những hình ảnh rất Tết cổ truyền Việt Nam từ những mặt hàng Tết, những trang trí rất Tết từ mọi ngóc ngách trong chợ, đến các nhân viên thu ngân (cashier) cũng sẽ mặc những chiếc áo bà ba hoặc áo dài và các bé nhỏ sẽ được nhận lì xì là một trong những nét đẹp từ văn hóa Tết, nó sẽ tô đậm thêm nét đặc trưng cho những hình ảnh ngày Tết của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cung cấp đầy đủ những mặt hàng, nhất là những mặt hàng tiêu dùng đang được thịnh hành nhất từ trong nước cho bà con đồng hương mình, chính là một “trọng trách” lớn cho những người làm doanh nghiệp và cung ứng sản phẩm như anh Bình đây.
Mỗi năm chợ vẫn bán các mặt hàng sau rất chạy: Cây mai và đào chưng Tết, cành hoa mai đào, phong phú các loại liễn trang trí Tết đẹp, lá ngọc cành vàng, pháo điện tử, các loại bánh mứt truyền thống, bộ tam sên cúng ông Táo, tượng Phong Thuỷ, tượng Thần Tài. Tại hội hoa Xuân cận Tết sẽ hoa mai Florida, hoa cúc, hoa lan, cây tắc…, các loại bánh chưng, bánh Tét, chả lụa được nấu ngay tại Atlanta. Bên cạnh đó, bà con đồng hương mình đi chợ Tết tại siêu thị Hongkong và chuỗi chợ City Farmers Market sẽ là nơi rất tiện lợi để mua sắm những gói quà Tết để biếu tặng người thân, bạn hữu, vì ở đây luôn có sẵn những gói quà được gói rất đẹp mắt, và nhìn rất sang trọng. Đó là sản phẩm do chính chợ Hongkong Supermarket và City Farmers Market tự gói, để khách mang đi biếu tặng rất tiện.
Tuy anh Bình gốc người miền Trung (người Huế) nhưng anh Bình rất thích những hình ảnh ngày Tết trong phong tục và văn hoá của người miền Tây, nhất là lì xi. Anh Bình muốn gieo vào trí nhớ và vào lòng các bé nhỏ cái nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam mình. Bây giờ có những bé 18, 20 tuổi, đến nói với anh Bình rằng “con nhớ lúc con 4, 5 tuổi, đi chợ Tết với ba mẹ con ở chợ Hongkong Supermarket, con đã nhận được bao đỏ lì xì như vầy đó.” Khi nghe các bé kể lại như vậy, chính điều đó là những hạnh phúc của người làm cha mẹ như anh Bình.”


Ký giả Vietlifestyle: Wow! Nghe hai chữ “trách nhiệm” thật rất xúc động! Và anh đã tự mình nhận “trách nhiệm” để phục vụ cho cộng đồng người Việt mình; quả thật là một điều đáng quý trọng từ tấm lòng của anh! Anh có thể kể cho đọc giả của nguyệt san Vietlifestyle biết từ ý tưởng và lý do nào mà anh Bình “mở chợ” không?
Anh Bình Võ: anh qua Mỹ từ 1975, lúc đó chỉ có một mình, anh chỉ là một cậu bé 17 tuổi. Anh đã vừa đi học và vừa đi làm thêm để kiếm tiền sinh sống. Công việc làm lúc đó cho anh là làm ở siêu thị. Thời đó rất hiếm người Việt hoặc người Châu Á ở Mỹ, nên họ rất kỳ thị mình. Họ cho anh công việc lấy xe đẩy (shopping carts) từ parking lot đem vô bãi của khu vực chợ. Rồi từ từ họ cho anh công việc sắp xếp hàng ở nhà kho nhưng phải làm ca khuya hoặc đêm vì họ không muốn khách hàng nhìn thấy người gốc Á như anh. Sau một thời gian, anh được làm ở khâu sắp xếp trái cây và khâu thịt. Ở khâu này rất lạnh! Lạnh lắm! Nên bây giờ, anh luôn sắm và tặng nhân viên của chợ anh những bộ quần áo hoặc những chiếc áo chống lạnh thật tốt. Lúc đó anh học về Computer Sciences, khi ra trường anh làm cho hãng IBM. Thời đó được vô IBM không phải dễ. Rồi có người quen rủ anh mở business. Vì anh là kỹ sư nên không mấy thích thú lắm khi làm business ở thời gian đầu. Rồi anh quay lại làm ở IBM; nhưng vì đã có môi trường business để so sánh, nên anh thấy sự tù túng khi làm ở IBM. Nên anh đã nhảy ra mở chợ Hong Kong. Rồi anh đã theo hướng kinh doanh nên bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ. Một thời gian sau, chợ đó quyết định ngừng hoạt động; vì là nhà đầu tư, nên anh đã phải “đỡ” luôn cái chợ đó nên từ đó City Farmers Market đã ra thị trường.
KGVLS: em được biết anh Bình Võ đây là một trong những doanh nghiệp, là tên tuổi lớn và chính; luôn có mặt trong danh sách các nhà tài trợ cho các sinh hoạt của cộng đồng người Việt chúng ta ở Atl. Vậy ngoài công việc kỷ sư ở IBM đến một doanh nhân và nhà đầu tư cho chuỗi chợ Hongkong Supermarket và City Farmers Market, anh Bình còn làm công việc nào khác nữa không?
Anh Bình Võ: anh đã là người đầu tiên đưa hệ thống truyền hình Việt Sóng tức là VSAM 1040 bây giờ đến GA. Và anh cùng luật sư Alex Nguyễn là những người đầu tiên thành lập cộng đồng UVAC (United of Vietnamese American Community) của GA.


Anh cũng worked hard trong quá trình đề cử, duyệt xét để rau muống được trồng và bán rộng rãi khắp các chợ ở GA, mà quá trình để được xét duyệt và chấp thuận rất nhiêu khê mà người cộng đồng Hoa đã “give up”. Cũng nhờ sự tiên phong của họ, nên khi anh Bình và mấy người bạn luật sư của mình đã học hỏi mà làm tiếp nên bây giờ người Việt mình và người Hoa đã được trồng, và ăn rau muống hợp pháp. Cũng từ những việc như vậy, nên anh Bình và gia đình đã khuyến khích con gái thứ hai học ngành luật. Và Julie Võ cũng đã tốt nghiệp, hiện giờ cháu đã chính thức làm việc như một luật sư.”
KGVLS: Nghe anh kể chuyện, những mẩu chuyện thật sự rất động lòng và những mẩu chuyện này sẽ đi sâu và lắng đọng ở trong lòng của đọc giả khắp nơi! Cảm ơn anh đã nhận lời tiếp chuyện Bảo Uyên.
Nhân dịp Xuân Giáp Thìn sắp về, thay mặt cho BBT và tòa soạn Vietlifestyle, Bảo Uyên kính chúc đến anh chị cùng gia đình một năm mới an khang thịnh vượng tấn tài tấn lộc tấn hạnh phúc nha!
Anh Bình Võ: Nhân đây, anh Bình cũng muốn ngỏ lời cảm ơn nguyệt san Vietlifestyle đã tạo cơ hội để anh Bình có thể bộc bạch, tâm tình, cũng như chia sẻ những trăn trở của mình đến với đọc giả và bà con đồng hương ở khắp nơi. Và cũng sắp đến Tết Giáp Thìn, gia đình Bình Võ, cũng như toàn thể nhân viên của chuỗi hệ thống City Farmers Market và Hongkong Market kính chúc quý đồng hương đang sinh sống tại Atlanta, Georgia, cũng như người Việt trên toàn Hoa Kỳ, một Năm Mới 2024 thật dồi dào sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống cùng cơ hội làm ăn, kinh doanh ngày càng phát đạt để cộng đồng người Việt luôn giàu mạnh trên đất Mỹ. Bình Võ, gia đình và toàn thể nhân viên của chuỗi chợ Hong Kong, và City Farmers Market rất biết ơn người Việt chúng ta đã luôn mua sắm và ủng hộ cho những ngôi chợ của người Việt mình. Có sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của quý đồng hương bằng cách đi chợ Việt Nam như vậy đã giúp cho Bình Võ cùng nhân viên phải nỗ lực hơn nữa và tận tụy hơn nữa để cống hiến và đóng góp và hỗ trợ trở lại vào những sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam chúng ta. Quý chúc đồng hương một năm mới thật An Khang, thật Thịnh Vượng!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post Vietlifestyle Magazine Issue 155
Next post Rồng

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.