0 0
Read Time:5 Minute, 27 Second

Bài phóng sự & hình ảnh: Châu Vũ Bảo Uyên

“ngập ngừng bước chân giữa phố chiều

tắt nắng

tiếng mưa rơi nghe Đà Nẵng gọi tên mình

đèn phố hắt hiu điệu nhạc xập xình

giọt cà phê đen

 nghẹn chân đời

lãng tử

Đà Nẵng mưa

đếm từng giọt nhớ

con phố xưa lời thơ cũ ngỡ ngàng

hơn nữa đời người cứ mãi lang thang

thân du tử bỏ làng quê

xa phố

chiều nghe mưa

nhão mềm tóc trắng

thương sông Hàn chở con sóng lăn tăn

mưa giăng qua mắt em vương vào sợi tóc

nửa nụ hôn buồn xẻ dọc hồn ai

Đà Nẵng mưa

rêu phai con hẻm nhỏ

bằng lăng dỗi hờn

màu tím kém hương xưa

anh về đây đứng lặng dưới mưa

nghe mảnh vỡ tình trăm năm vết cứa”

Đó là bài thơ ĐÀ NẴNG CHIỀU MƯA, một trong những bài thơ đưa đọc giả chu du đến mảnh đất quê, xa tuốt tận ngoài Trung. Với cái tên Đà Nẵng, một cái tên gợi lên trong trí người những hình ảnh, những tưởng tượng mênh mông rất cõi nhớ, đã được đăng trong tập thơ Cõi Nhớ của tác giả Trần Phú Đa, mà nhiều người Việt đồng hương thường biết đến anh như một thi sĩ, và ký giả. Trần Phú Đa là một cái tên khá quen thuộc với người dân Việt Nam định cư tại Atl, GA.

 Kính thưa quý thi phụ, thi mẫu, các cô chú bác, các anh chị em, và quý quan khách; thật là một niềm vinh dự cho Bảo Uyên được đứng ở đây, hôm nay phát biếu cảm tưởng của mình về dòng thơ và các thi phẩm của thi sĩ, ký giả Trần Phú Đa.

Trong buổi tiệc thơ, chúng ta thấy có sự hiện diện của chủ nhiệm tuần san Trẻ Magazine, Tân Nguyễn, giám đốc đài truyền hình VSM1080, Phúc Văn, Chủ Tịch cộng đồng Người Việt Quốc Gia Trà My, cựu chủ tịch cộng đồng UVAC Hạnh Đặng, nhà thơ Xuyên Trà, nhà thơ Hạ Thảo Yên, nhà văn Vân Hà, nhà thơ, nhiếp ảnh gia Phạm Huấn, nhà thơ trẻ Tiểu Lục Thần Phong, thi sĩ, nhà báo Châu Vũ Bảo Uyên, … cùng một số các vị đại biểu đại diện cho các hội đoàn cựu quân nhân VNCH như ông bà Tịnh và Lệ Đoàn, cục Tâm lý chiến, Hồ Văn Đông, Phong Dương, Nhung Đặng, Diễm Huỳnh, ….

Nói về thi sĩ, ký giả Trần Phú Đa, Bảo Uyên rất vui khi nhắc đến anh, như là nhắc đến người anh đồng nghiệp cùng tòa soạn báo Trẻ ở GA, đến tòa soạn Vietlifestyles Magazine ở Arizona. Bảo Uyên quý sự cần cù, tính chăm chỉ, sự chịu khó, chịu thương của anh trong từng bài viết cho các báo.  Anh thường không quản ngại đường xá xa xôi để đi lấy tin, dù những nơi anh đến là những địa điểm gần, hoặc từ những vùng phụ cận hơi xa hơn với thành phố Norcross, Gwinnett, Chamblee, …

Qua Cõi Nhớ, Bảo Uyên thấy cấu trúc âm, vần, cú pháp từ thơ của Trần Phú Đa rất mới, rất phá cách và phóng khoáng. Thơ Trần Phú Đa không bị ràng buộc trong luật thơ khuôn khổ cứng ngắc, vì phải theo thứ tự âm vần, từ luật thất ngôn, hoặc lục bát, ngũ cung, v.v.,  đã được định hình rất truyền thống và cổ điển mà bất cứ dân yêu thơ nào cũng hiểu rất rõ.

Khi nói đến Cõi Nhớ, chỉ vỏn vẹn có hai từ, nhưng rộng mở trong sự tưởng tượng, óc hình dung của một đọc giả là sự mênh mông, không có giới hạn. Mọi người thường dùng hình ảnh rất địa lý như trời, biển, để diễn tả một khung cảnh, hoặc hình ảnh của sự rộng lớn bao la, nhưng với riêng Bảo Uyên; hai từ “cõi nhớ” càng mênh mông, bạc ngàn hơn vì nó gợi cho Bảo Uyên sự không có giới hạn từ trí tưởng tượng và sáng tạo của một người làm nghệ thuật. Trí tưởng tượng, đối với Bảo Uyên, là một lãnh địa rất rộng lớn, hải hà, mà nhất là những cảm xúc, sự nhạy bén, tinh tế, tỉ mỉ của một thi sĩ. Cõi Nhớ là một lãnh địa không thấy đường chân trời!

Cõi Nhớ của Trần Phú Đa là một Đà Nẵng Chiều Mưa, là những hình ảnh của bến nước, rạng tre, mái đình, là những âm thanh của tiếng chim rượt đuổi nhau hót chíu chít trên cành, là những tiếng hát câu hò đầu Làng Tôi một cách êm ả,  để ôm trọn Bến Quê mà tác giả luôn khắc khoái được Trở Về Mái Nhà Xưa, là nơi bất chợt có một ngày Trần Phú Đa đã bồi hồi phát hiện mình cô đơn, trống vắng khi ngồi hàng giờ trong khoảng trống của Ngày Không Em.

Cõi Nhớ là một khoảng không gian mù mịt và thời gian thì vô tận theo chiều sâu thăm thẳm không đáy; luôn chất chứa biết bao hoài niệm, ký ức rất sâu hun hút theo cảm xúc không bao giờ là giới hạn của một tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm, luôn tuông trào và trở thành những dòng thơ rất dạt dào, chất chứa đầy yêu thương, ngọt ngào và sức sống trong tâm hồn một thi sĩ, cũng như từ một ngòi bút, được thi sĩ thu gọn vào lăng kính của một ký giả, qua mênh mông Cõi Nhớ của một tập thơ.

Bảo Uyên rất trân trọng và cảm tạ sự chú tâm và lắng nghe của các thi phụ, thi mẫu và quý quan khách có mặt trong khán phòng tối nay. Bảo Uyên kính chúc các thi phụ, thi mẫu và quý quan khách một đêm tiệc thơ với tràn ngập những lãng mạn, tình yêu thương quê hương, và lứa đôi, được quyện vào hồn dân tộc qua những hình ảnh của Biển, của Mưa từ mảnh đất Đà Nẵng, nơi đã sản sinh và nuôi dưỡng một thi nhân rất nặng lòng với hồn quê, tình nhà – Trần Phú Đa.

Cõi Nhớ chính là một thế giới của những bí mật rất thầm kín, đúng không, thưa quý vị?

Chân thành cảm ơn quý vị.

~ Châu Vũ Bảo Uyên

(Tường thuật từ Norcross, GA, 08/20/2022)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post Khai trương nhà hàng Cajun Seaford
Next post CÓ MỘT NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT NHƯ THẾ

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.