0 0
Read Time:5 Minute, 36 Second

Châu Vũ Bảo Uyên

Thiền là một đoản từ ngắn gọn nhưng hàm chứa cả một quá trình tu tập từ thân thể đến tâm trí của một người.

Ngày nay, trong một cuộc sống rất bận rộn mà con người trở nên lệ thuộc nhiều vào sự “tân tiến và tiện lợi” của sự văn minh về kỹ thuật máy móc, thì Thiền đã trở nên một bộ môn tập luyện cho tâm thức và thân thể thuộc lãnh vực thể dục hàng ngày cho con người.

 Thiền không còn giới hạn trong phạm vi “tu luyện” cho Phật Tử thuộc Phật Giáo, hoặc Đạo Nho Giáo của Khổng Mạnh Tử, hoặc môn phái Pháp Luân Công. Khoa học còn chứng minh rằng con người trở nên minh mẫn, nhu nhàn cho tuệ giác về tâm thức, cũng như sự mền mại, dẻo dai về cơ thể chính là cách thư giãn để giảm bớt rất nhiều những áp lực đè nặng từ công việc, trách nhiệm của bản thân với gia đình, lẫn xã hội.

Thiền cũng là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo xử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm “Tỉnh giác”, “Giải thoát”, “Giác ngộ”. Trong những trường phái tu tập mật giáo — “mật” (en. Esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là “bí truyền” — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu “Tôn giáo” là câu trả lời, giải đáp cho những cái “không hoàn hảo”, “không trọn vẹn”, cái “bệnh” của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện), sự tập trung vào một tấm tranh, một thanh kiếm hoặc âm thanh như một ý chí cương quyết tu tập.

Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như “ta đây vật đó” được chuyển hóa; hành giả đạt sự thống nhất với “Thượng đế”, với cái “Tuyệt đối”, những khái niệm về và đều được chuyển biến thành cái “hiện tại thường hằng”, hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là “thiền”.

Tiến sĩ khoa tâm lý học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:

“Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỷ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu.”

Theo đạo Phật, hành giả nhờ (sa. Samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (sa nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền của sắc giới (sa. Rūpadhātu), đạt được bốn cõi thiền (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi l(sa. Āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. Deva) liên hệ.

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

Nhiếp Ảnh Gia Hoàng Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm đến với niềm say mê nghệ thuật nhiếp ảnh, anh chọn niềm vui cho mình là dấn thân vào nghiệp nhiếp ảnh như một “duyên nợ” trói buộc sẵn cho cuộc đời như là tiếng gọi “định mệnh” mà ông trời đã dọn sẵn cho chính anh.

Anh không ngại thử thách lấy bản thân bằng cách thử nghiệm tài năng của mình với nhiều chủ đề thuộc nhiều khía cạnh khác nhau trong lãnh vực nhiếp ảnh, nhưng “chụp sen” chính là chủ đề anh yêu thích nhất và cũng là chủ đề luôn lôi cuốn anh nhất! Với NAG Hoàng Nam, trường phái nhiếp ảnh của anh phải thể hiện được đạo thiền, và anh muốn mượn nhiếp ảnh để bộc lộ những nét Thiền trong những bộ sưu tập nhiếp ảnh của mình, đó cũng chính là một thông điệp mà anh muốn trải tâm lòng nhắn nhủ đến người thưởng thức những tác phẩm hình của anh rằng giữa nhiếp ảnh và hoa sen không có khoảng cách nào về không gian trong tâm thức tác giả được gieo vào tâm hồn người thưởng lãm rằng nhiếp ảnh đã hòa quyện và hiệp thông cùng sen!

Photo by NAG Hoàng Nam

Châu Vũ Bảo Uyên

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %
Previous post CHƯƠNG TRÌNH GÂY QUỸ HỌC BỔNG DO CĐ NVQG-AZ TỔ CHỨC
Next post Vietlifestyle Issue 150

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.