Câu nói “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Sẽ có không ít những ý kiến tỏ vẻ bất đồng khi nghe hoặc đọc được câu nói ấy vào thời điểm này vì họ cho rằng “chúng ta đang sống giữa thời bình, có giặc đâu để mà đánh”, thì nói chi đến sự góp sức liễu yếu của “đàn bà” làm gì. Đánh giặc giữa thời chiến, loạn lạc, mất mác, tang thương nhưng phần nào đó sẽ dễ dàng tập trung, dồn sức để phòng vệ, đối phó với giặc hơn là chống giặc lúc thời bình.
Làm người! Một câu cảm tháng với hai danh từ gọn lỏn nhưng đầy trọng trách và nhiều thử thách. Chúng ta sống giữa đời này thường dễ hài lòng với cuộc sống tiện nghi, ăn ngon, mặc ấm và hoàn cảnh đầy màu sắc của sự thanh bình nên chúng ta thường quên mất tiêu hai từ “cảnh giác”, “đề phòng”; nhất là ở phương diện của ngành giải trí: văn nghệ và ca nhạc. Bởi vì xưa nay những âm điệu du dương, và những lời ca, ru dịu dàng, ngọt ngào, khi trầm lúc bỏng là những nhịp điệu mềm dẻo, uyển chuyển dễ thâm nhập và lắng động vào lòng người nhất. Cũng chính vì vậy mà các bà mẹ vẫn thường hát ru con qua những bài ca dao tục ngữ có những âm từ nhịp nhàng với nhau.
Âm nhạc đã được những nhà tâm lý học nghiên cứu kỹ lưỡng ở khía cạnh: “dễ dàng” “gần gũi” nên luôn lấy điểm này mà áp dụng để xử dụng âm nhạc như một món “vũ khí” nhưng không phải là “gươm đao”, “súng đạn”; mà chính là “một viên kẹo bọc đường”.
Khi chiến tranh và lúc thời bình thì văn nghệ và âm nhạc luôn là một loại “vũ khí” sắc bén nhất để đánh gục đối phương. Xưa nay, và ở đâu cũng vậy, văn nghệ và chính trị vẫn gắn bó mật thiết với nhau. Trong thư gửi các hoạ sĩ nhân triển lãm hội hoạ năm 1951, Hồ Chủ tịch đã viết: “Văn hoá văn nghệ cũng như mọi hoạt động khác, không thể ở ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Ngay những ai chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, chủ trương văn nghệ đứng ra ngoài hoặc quay lưng với chính trị, cũng là một thái độ chính trị.
Tóm lại, chẳng có thứ văn nghệ nào ở bên ngoài, hoặc đứng lên trên chính trị, ngay cả sau này khi chính trị đã hết là một phương tiện chuyên chính của giai cấp mà chỉ còn là một hoạt động quản lý, điều hành xã hội.” (Trích từ GS Lê Phong Viện Văn Học Tuyên Giáo XHCN)
Đây có lẻ là một trong những lý do mà cô Trà My Nguyễn, nguyên Chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc Gia Georgia, đã lao tâm, khổ trí kêu gọi đồng hương, cùng mọi người Việt là thế hệ hậu duệ VNCH “loại” ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khỏi show diễn đến Georgia vào dịp lễ Thanksgiving.
Cô Trà My là một người con lớn lên từ một gia đinh có cha là một cựu sĩ quan đã từng phục vụ trong quân lực VNCH, gia đình cô đến Hoa Kỳ theo chương trình HO. Tuy còn rất trẻ tuổi, nhưng Trà My luôn ý thức và tự nhận trọng trách bảo vệ, nuôi dưỡng, gìn giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ, và dũng khí của thế hệ Hậu Duệ VNCH. Không chỉ xông xáo, lao lực ngăn chặn những hình ảnh không tốt đẹp, không chuẩn mực ở khía cạnh đạo đức, tư cách, nhân phẩm của một con người theo tiêu chuẩn truyền thống mà Đàm Vĩnh Hưng đã tạo ra và đã lang đi khắp nơi, mà cô Trà My luôn có mặt để ủi an, động viên và chia sẻ “lành rách đùm nhau” với những nạn nhân từ những trận bão lục ở FL, và nhiều hoạt động tích cực khác nhằm lưu truyền và gìn giữ văn hóa Việt tại xứ người ở GA. Cô như một nữ anh thư luôn là hình ảnh một người phụ nữ “đứng mũi chịu xào” trong tất cả các sinh hoạt, từ mọi lĩnh vực của cộng đồng người Việt Quốc Gia GA.
Dân tộc Việt Nam tự hào có một bề dày lịch sử, đi cùng với nó là tên tuổi của các tiền nhân, như Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân; đã để lại ngàn tiếng thơm cho con cháu muôn đời. Thì cộng đồng người Việt Quốc Gia GA luôn biết ơn những hy sinh, những đóng góp, những nỗ lực tranh đấu để đem lại cho đồng hương GA những chương trình phúc lợi từ chính phủ, những sinh hoạt đầy màu sắc dân tộc và yêu thương với những điều tốt đẹp nhất cho con cháu người Việt hải ngoại, mà bản thân cô không ngại khó khăn, hoặc chịu nhiều tai tiếng áp lực, và thậm chí những nguy hiểm có thể đe dọa đến bản thân và gia đình mình. Trà My là một hình ảnh, một tên tuổi được nhiều người ở Georgia biết đến và mến mộ bởi nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam, và cũng là niềm tự hào của những hậu duệ mang giòng máu VNCH.
Tường thuật từ GA
– Châu Vũ Bảo Uyên –